Tài xỉu online (Việt Nam) Trang web chính thức

BỘ CÔNG THƯƠNG

Tài xỉu online

COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE

Thứ 5, 29/08/2024 | 14:22  

Tổ công tác gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững tổ chức phiên họp đầu tiên

 Ngày 07/8, tại Hà Nội, Tổ công tác gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững (Tổ công tác) tổ chức phiên họp đầu tiên. Tớ dự và chỉ đạo phiên họp có TS Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tổ trưởng Tổ công tác, các thành viên và Bộ phận thư ký Tổ công tác; Hiệu trưởng một số trường cao đẳng, đại diện một số doanh nghiệp; đại diện phóng viên của một số cơ quan thông tấn báo chí.

TS Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Tổ trưởng Tổ công tác phát biểu tại phiên họp

Tổ công tác gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững được thành lập theo Quyết định số 885/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo quyết định này, TS Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp làm Tổ trưởng Tổ công tác; Các thành viên Tổ công tác gồm các đại diện các đơn vị của Tổng cục GDNN, Văn phòng Giới sử dụng lao động - VCCI, Cục việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương. Giúp việc cho Tổ công tác có Bộ phận thư ký.

Tại phiên họp, TS Vũ Xuân Hùng, nhóm trưởng Bộ phận thư ký đã trình bày báo cáo tình hình gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và dự thảo Quy chế hoạt động của Tổ công tác.

Toàn cảnh phiên họp

Các thành viên Tổ công tác và Bộ phận thư ký, các đại biểu khác tham dự phiên họp đã dành nhiều thời gian để cho ý kiến và thảo luận, trao đổi tại phiên họp liên quan đến nội dung gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững.

Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục việc làm đánh giá cao hoạt động của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững trong thời gian qua trước khi thành lập Tổ công tác này. Trong các nội dung thuộc phạm vi hoạt động của Tổ công tác, điều quan trọng nhất là hoạt động xác định nhu cầu về lao động theo ngành, nghề, trình độ đào tạo và nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu lao động. Ông Huy cho rằng, ngoài công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo nhu cầu lao động cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động.

Liên quan đến công tác dự báo nhu cầu, bà Trần Thị Lan Anh, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, VCCI cho rằng thông tin về nhu cầu lao động đóng vai trò quan trọng, làm cơ sở để Tổ công tác đề xuất những chính sách gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững. Cần huy động nguồn lực tài chính để hỗ trợ các hoạt động điều phối của Tổ công tác, căn cứ vào vai trò và nhiệm vụ, VCCI cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ tích cực trong các hoạt động của Tổ công tác trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho rằng cần sớm xây dựng cơ chế gắn kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động,...Lên quan đến hoạt động của Tổ công tác, ông Liêm cho rằng để hoạt động của Tổ công tác hiệu quả, cần có cơ chế họp định kỳ, xây dựng kế hoạch hành động hằng năm và bố trí nguồn ngân sách để hoạt động.

Chia sẻ kinh nghiệm hợp tác với doanh nghiệp, ông Nguyễn Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại cho biết trong nhiều năm qua, nhà trường đã hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nhân lực. Việc hợp tác đã đi vào cụ thể và đạt hiệu quả. Mô hình đào tạo Kosen - Nhật Bản được nhà trường triển khai thực hiện trong nhiều năm qua để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp và giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người học. Ông Tùng cho rằng việc thành lập Tổ công tác là sự đáp ứng mong mỏi của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, đề nghị Tổ công tác trong thời gian tới cần có kế hoạch và hành động cụ thể và thiết thực.

Các ý kiến phát biểu tại phiên họp đều tập trung vào vấn đề nâng cao hiệu quả, đảm bảo sự gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp một cách thiết thực nhất, bảo đảm việc làm bền vững. Các ý kiến cũng đề nghị cần có hệ thống chính sách rõ ràng cụ thể, thể hiện rõ trách nhiệm, quyền lợi của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại phiên họp

Phát biểu kết luận phiên họp, TS Trương Anh Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác cho rằng, với sự thành lập Tổ công tác, kỳ vọng trong thời gian tới sự gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững sẽ tốt hơn và đạt hiệu quả hơn, đáp ứng mong mỏi của doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Công tác gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đã được các địa phương rất quan tâm trong thời gian qua, đã có 10 tỉnh tổ chức cuộc họp bàn về nội dung này. Phó Tổng Cục trưởng, Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị các thành viên trong Tổ công tác tiếp tục cho ý kiến về dự thảo Quy chế hoạt động của Tổ công tác và nội dung, kế hoạch hành động, tích cực tham gia các hoạt động của Tổ công tác. Các đồng chí Bộ phận thư ký thực hiện tốt nhiệm vụ làm đầu mối theo dõi, kết nối, tổng hợp, đánh giá giúp Tổ công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm về mô hình hợp tác với doanh nghiệp.

                                                                                                         VP TCGDNN

 

 

 

 

 


Tags:

Bài viết khác

© 2024 COIT. All rights reserved