Tài xỉu online (Việt Nam) Trang web chính thức

BỘ CÔNG THƯƠNG

Tài xỉu online

COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE

Thứ 5, 29/08/2024 | 14:39  

PHÒNG QUẢN TRỊ - THIẾT BỊ

DANH SÁCH CÁN BỘ - NHÂN VIÊN

 

DANH SÁCH CÁN BỘ GIÁO VIÊN NHÂN VIÊN 

STT   Họ và tên Trình độ Chức vụ
1 Tổ Y tế - Môi trường Triệu Quốc Khanh Giảng viên Trưởng phòng
2   Nguyễn Thị Thu Điều dưỡng   Tổ trưởng
3   Đỗ Thị Ý Điều dưỡng TC  
4  Tổ Thiết bị - Vật tư Lý Hồng Thắng Giảng viên   Phó Phòng
5   Dương Thị Ngọc Chuyên Viên  
6    Lê Thành Lương Nhân viên  
7  Tổ Quản Trị Nguyễn Văn Duyên Giáo viên TH  
8   Lê Thanh Bình Nhân viên  
9   Nguyễn Thế Toàn Chuyên viên  

 

CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QUẢN TRỊ - THIẾT BỊ

  • Công tác quản trị thiết bị:
  1. Trực tiếp thực hiện công tác quản lý, phát triển, khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo vệ và sửa chữa, tư vấn sửa chữa cơ sở vật chất là các công trình xây dựng. Lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa nhà cửa theo phân cấp của Ban Giám hiệu. Chịu trách nhiệm tổ chức phòng trừ mối ở các khu vực chung của Trường và tại các đơn vị khi có yêu cầu;
  2. Quản lý sử dụng và có biện pháp giải quyết kịp thời các sự cố về  điện, nước, điện thoại trong Trường. Trình BGH những phương án xây dựng mới, tư vấn lắp đặt, giám sát thi công các công trình cải tạo và nâng cấp hệ thống điện, nước, điện thoại trong trường hoạt động có hiệu quả và tiết kiệm;
  3. Trực tiếp giao dịch với các cơ quan địa phương như: Điện lực, Nhà máy nước, Bưu chính - viễn thông, Công trình đô thị để giải quyết các vấn đề chuyên môn có liên quan.  Theo dõi sử dụng và lập phiếu thu tiền nhà ở công vụ, tiền điện - nước - điện thoại của các hộ gia đình, các loại hình dịch vụ hoạt động có thu;
  4. Thư ký thường trực Hội đồng Phân phối nhà ở công vụ  của Trường. Quản lý và giúp Hội đồng Phân phối nhà ở công vụ của Trường phân phối nhà ở cho cán bộ công chức theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Trình BGH các phương án, biện pháp cải tạo, sửa chữa nhà ở công vụ theo điều kiện tài chính cho phép;
  5. Quản lý trên sổ sách toàn bộ tài sản nhà trường ở tất cả các nguồn vốn (ngân sách, Quỹ phát triển đơn vị, viện trợ, quà biếu tặng ...); bao gồm: đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ, vật tư, văn phòng phẫm ... Có trách nhiệm lưu trữ và gìn giữ các hồ sơ, bản thiết kế, bản vẽ hoàn công các công trình xây dựng mới và sửa chữa lớn. Lưu trữ và cập nhật thường xuyên các cataloge, giấy tờ có liên quan đến máy móc thiết bị thí nghiệm;
  6. Tổ chức kiểm kê hàng năm (vào thời điểm 01/01 của năm), và kiểm kê đột xuất khi có yêu cầu; ghi chép sổ sách tăng giảm tài sản; thường xuyên trình BGH duyệt thanh lý tài sản hư hỏng không còn sử dụng; Theo dõi việc cập nhật, ghi chép và định kỳ đối chiếu sổ sách quản lý tài sản tại đơn vị; Cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý tài sản của nhà trường;
  7. Đầu mối mua sắm, cấp phát máy móc, trang thiết bị, dụng cụ làm việc, giảng dạy, học tập và thiết bị Phòng cháy chữa cháy của Trường. Phối hợp với các đơn vị trong Trường lập kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị ở tất cả các nguồn vốn theo đúng quy định của Nhà nước;
  8. Phối hợp với các đơn vị kiểm tra việc sử dụng vật tư, dụng cụ thí nghiệm theo định mức đã ban hành. Thanh toán các khoản mua sắm vật tư, văn phòng phẫm ... phục vụ cho giảng dạy, thực tập, NCKH và quản lý của các đơn vị trong trường;
  9. Bảo đảm việc mở cửa phòng học theo đúng lịch học đã được Lãnh đạo Nhà trường hoặc người được ủy quyền phê duyệt. Nhằm tiết kiệm tối đa việc sử dụng điện - nước, nhân viên phụ trách nhà học có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi, kiểm tra các phòng học: tắt đèn, quạt, đóng cửa khi không có giờ học (có lịch biểu thời gian kiểm tra cụ thể);
  10. Bảo quản tốt các phương tiện dạy học, trang thiết bị nội thất. Thường xuyên theo dõi và kịp thời báo cáo cho đơn vị chức năng đến sửa chữa, bảo trì những tài sản bị hư hỏng hoặc trang bị thay thế, bổ sung tài sản cho phòng học;
  11. Lập dự án, thiết kế, dự toán, phối hợp tổ chức đấu thầu, lập hồ sơ trình cấp trên phê duyệt;
  12. Phối hợp với Phòng Tài chính-Kế toán thực hiện việc quyết toán các hạng mục công trình;
  13. Phối hợp với phòng Đào tạo sắp xếp, phân bổ giảng đường theo yêu cầu của các đơn vị;
  14. Phối hợp với các Phòng chức năng trang cấp đồ bảo hộ lao động theo tiêu chuẩn;
  15. Tư vấn mua sắm - lắp đặt, quản lý - sửa chữa - bảo trì các thiết bị phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và giám sát việc thực hiện Quy định PCCC trong toàn nhà trường;
  16. Phối hợp với các đơn vị lập thủ tục tiếp nhận hàng viện trợ;
  17. Lập hệ thống thông tin chỉ dẫn, in ấn các Panô, Băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi liên quan đến hoạt động của trường trong toàn trường;
  18. Quản lý thiết bị ánh sáng trong trường;
  19. Quản lý, lắp đặt các thiết bị gắn với công trình kiến trúc;
  20. Trang bị các đồ dùng sinh hoạt cho các đơn vị trong trường;
  21. Tổ chức mở thầu, đấu thầu mua sắm thiết bị theo nguyên tắc quản lý của nhà nước (phòng Tài chính – Kế toán và các đơn vị được trang bị thiết bị có trách nhiệm phối hợp);
  22. Phối hợp với các Phòng, Khoa để triển khai việc bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa các trang thiết bị giảng dạy và học tập;
  23. Chủ trì tư vấn lắp đặt, quản lý hệ thống chuông báo giờ học một cách khoa học, theo đúng lịch học mà nhà trường ban hành;
  24. Tổ chức việc sửa chữa, trang bị bàn ghế các lớp học, giảng đường, phòng thí nghiệm, các văn phòng làm việc;
  25. Quản lý kho, cấp phát và quản lý vật tư, trang thiết bị phục vụ đào tạo, sinh hoạt;
  • Công tác đời sống:
  1. Tổ chức bếp ăn tập thể phục vụ cho công chức, viên chức và HS-SV, tổ chức đấu thầu các dịch vụ phục vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng;
  2. Tổ chức các hoạt động cải thiện đời sống vật chất cho công chức, viên chức học sinh, sinh viên toàn trường;
  • Công tác y tế:
  1. Quản lý hồ sơ sức khoẻ và thực hiện các quy định về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho HS-SV toàn trường;
  2. Tổ chức khám sức khoẻ cho viên chức theo định kỳ, đề xuất kiến nghị về chế độ chính sách bồi dưỡng sức khoẻ cho CC-VC trong toàn trường. Khám sức khoẻ cho HS-SV vào đầu và cuối mỗi khóa học theo quy định;
  3. Tổ chức khám, chữa bệnh, mua và cấp phát thuốc cho CC-VC và HS-SV theo chế độ. Giải quyết sơ cứu và giới thiệu bệnh nhân lên tuyến trên theo quy định của ngành y tế. Tổ chức việc điều trị, điều dưỡng số bệnh nhân lưu tại trường;
  4. Tham gia quản lý công tác bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động cho CC-VC (về phương diện khám chữa bệnh ở các tuyến, thanh toán chế độ bảo hiểm theo bệnh tật nhằm đảm bảo người hưởng không bị thiệt thòi);
  5. Xác nhận và cấp giấy nghỉ ốm cho bệnh nhân theo đúng chế độ, nguyên tắc;
  6. Tổ chức cấp cứu 24/24 giờ hàng ngày, kể cả ngày lễ và chủ nhật; giải quyết sơ cấp cứu và giới thiệu những ca bệnh nặng lên tuyến trên kịp thời. Hoàn thiện hồ sơ, bệnh án, thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan đến bệnh nhân;
  7. Quản lý và bảo dưỡng tốt cơ sở vật chất, thuốc men và mọi tài sản khác của Trạm Y tế. Quản lý và phân phối thuốc kịp thời, đúng đối tượng, tuân thủ nghiêm ngặt quy chế quản lý thuốc của ngành y tế;
  8. Tổ chức tốt công tác phòng bệnh, phòng dịch; tuyên truyền, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho CC-VC và HS-SV;
  9. Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống trong phạm vi nhà trường. Chủ động nghiên cứu đề xuất những biện pháp cụ thể, kịp thời và hữu hiệu nhằm đảm bảo môi trường công tác, học tập của CC-VC và HS-SV trong toàn trường luôn sạch, đẹp;
  10. Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cụ thể như: tiêm phòng, phun thuốc trừ muỗi, ruồi, diệt chuột... làm vệ sinh trong phạm vi toàn trường. Phối hợp với cơ quan y tế cấp trên kịp thời phát hiện, khoanh vùng và tiêu diệt các ổ dịch bệnh không để lây lan;
  • Công tác vệ sinh môi trường
  1. Quản lý và đề xuất phương án quy hoạch trồng cây xanh, thảm cỏ trong khuôn viên  Trường. Thường xuyên cắt cỏ, tỉa cành, chăm sóc cây. Cung cấp cây cảnh phục vụ các Hội nghị, các ngày Lễ, Tết;
  2. Tổ chức nạo vét hệ thống thoát nước (cống rảnh, mương, ao) ở 3 khu. Thường xuyên thu gom rác và giám sát việc lấy rác ở những nơi công cộng;
  3. Quét, làm sạch các con đường trong khu vực công sở hàng ngày;
  4. Quét dọn vệ sinh sạch sẽ các phòng học. Thường xuyên làm vệ sinh trước giờ học và sau các giờ giải lao đối với các nhà vệ sinh;
  5. Tập kết và liên hệ với Công ty vệ sinh môi trường địa phương để thu gom và xử lý rác, phế thải trong phạm vi toàn trường;
  • Quản trị mạng:
  1. Thiết kế, cài đặt và duy trì hoạt động của máy chủ, quản trị hệ thống mạng LAN, hệ thống đường truyền Internet, đảm bảo hệ thống thông tin của trường hoạt động liên tục;
  2. Quản trị và nâng cao chất lượng hoạt động của Website, đảm bảo về mặt hạ tầng CNTT, các điều kiện kỹ thuật và đường truyền thông suốt phục vụ cho Website hoạt động ổn định;
  3. Cài đặt, sao lưu dữ liệu, quản lý các phần mềm trên máy chủ mà nhà trường đã mua. Cài đặt các phần mềm quản lý trên máy các đơn vị khi có yêu cầu;
  4. Chịu trách nhiệm về bảo mật dữ liệu trên hệ thống máy chủ. Sao lưu, phục hồi dữ liệu, tuyệt đối không để mất dữ liệu trên máy chủ vì bất kỳ lý do gì;
  5. Quản lý các đường truyền Internet đến phòng thực hành máy tính, phục vụ nhu cầu sử dụng của giảng viên và sinh viên;
  6. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng những phần mềm chuyên dụng và kỹ năng khai thác các tài nguyên trên mạng Internet cho các đơn vị;
  7. Trao đổi, ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng cung cấp các dịch vụ Internet hợp pháp với các đối tác, các cơ sở nghiên cứu;
  8. Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thông tin trong Nhà trường; đề xuất việc thay đổi giải pháp kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng lực quản lý, điều hành đáp ứng yêu cầu của trường trong từng thời kỳ;
  9. Bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa máy tính của các đơn vị trong trường;
  10. Truyền tải các thông tin đã được Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt lên trang Website của trường;

Tags:

Bài viết khác

© 2024 COIT. All rights reserved