Tài xỉu online (Việt Nam) Trang web chính thức

BỘ CÔNG THƯƠNG

Tài xỉu online

COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE

Thứ 5, 29/08/2024 | 15:38  

Ngày Nhà giáo Việt Nam và những cảm xúc đọng lại

Để nói về nghề dạy học, người ta thường nói đó là nghề cao quý nhất, nghề đưa đò qua sông, nghề trồng người, trồng hoa vào đất. Ca dao tục ngữ Việt Nam cũng nói rằng “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, hay

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Điều đó thể hiện sự trân trọng đến nhường nào mà xã hội dành cho nghề dạy học. Ngành nghề nào cũng có ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, và ở đất nước Việt Nam, có lẽ ngày truyền thống của các thầy cô, ngày 20/11 là ngày được biết tới nhiều nhất. Đó chính là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đáng quý của dân tộc ta được gìn giữ trải qua hàng ngàn năm lịch sử, bất chấp sự xâm nhập của văn hóa phương tây, của toàn cầu hóa mà vẫn không hề thay đổi.

Hai con người có thể nói là kiệt suất nhất lịch sử dân tộc trong hơn 100 năm qua, là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đều đã từng là những người thầy đáng kính trước khi bắt đầu sự nghiệp giải phóng và bảo vệ tổ quốc. Điều đó càng vun đắp thêm niềm tự hào của những người đang ngày đêm xây dựng sự nghiệp trồng người trên khắp cả nước.

Cuộc sống ngày càng nhanh của xã hội hiện đại khiến cho những giá trị truyền thống đôi khi bị lãng quên. Thế nhưng thật kỳ lạ là mỗi năm đến ngày 20/11, trên khắp mảnh đất hình chữ S này, người ta lại nói về nghề dạy học với tất cả sự trân trọng thành kính. Từ thành thị đến nông thôn, từ các em nhỏ mầm non, các em học sinh, sinh viên cho đến những cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ cho đến cả những vị giáo sư già, hay lãnh đạo cấp cao, đều nhớ tới những năm tháng trên giảng đường, và từ sâu thẳm là lòng biết ơn đến những người thầy, người cô.

Khác với mọi năm, năm nay trường CĐCN Phúc Yên tổ chức kỷ niệm 20/11 với chủ đề “Cảm xúc về ngày nhà giáo Việt Nam”. Không phải là những diễn văn dài lê thê hay những bài phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo nọ, lãnh đạo kia, mà là nhạc, là thơ, là chia sẻ, và là cảm xúc. Một buổi kỷ niệm để gặp gỡ, cùng chia sẻ, để nhìn nhận và trân trọng nghề nghiệp của mình có lẽ sẽ khiến cho những người thầy, người cô cảm thấy được quan tâm, yêu nghề và tiếp thêm năng lượng cho một năm làm việc.

Thầy Hiệu trưởng: “Các thế hệ tiền bối trong khó khăn trăm bề vẫn quên mình để xây dựng nhà trường, đã cho chúng ta vinh quang và tự hào như hôm nay, cho chúng ta truyền thống như hôm nay, lẽ nào chúng ta quên đi tình sâu nghĩa nặng của tiền nhân?”

Cảm xúc đó đến ngay từ lời phát biểu của thầy Hiệu trưởng khi nói về nghề: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam trở thành một nét đẹp văn hóa đặc biệt. Có những giá trị sẽ vĩnh hằng trong tâm thức, trong quan niệm, trong đạo lí của mọi thời đại và tôn sư trọng đạo là một trong các giá trị đó.” “Các thế hệ tiền bối trong khó khăn trăm bề vẫn quên mình để xây dựng nhà trường, đã cho chúng ta vinh quang và tự hào như hôm nay, cho chúng ta truyền thống như hôm nay, lẽ nào chúng ta quên đi tình sâu nghĩa nặng của tiền nhân?” Lời kêu gọi của thầy Hiệu trưởng khi nói về lịch sử khiến cho những thế hệ cán bộ, nhà giáo lão thành của nhà trường có mặt trong buổi lễ không khỏi bồi hồi, và cũng đã lay động trái tim của các thầy cô giáo, sẽ vì “tình nghĩa sâu nặng của tiền nhân” mà phấn đấu, cống hiến nhiều hơn nữa.

Trong lễ kỷ niệm, lần đầu tiên chúng ta được thấy tập thể giáo viên toàn trường trong sắc xanh đồng phục mà như lời thầy Hiệu trưởng nói “mang thông điệp quan trọng là thể hiện sự đoàn kết như màu nền tảng của Logo PCI, đó chính là tiền đề cho quá trình ổn định – thích ứng – tăng trường và phát triển của Nhà trường.”

Một điểm nhấn trong chương trình 20/11 năm nay là tình cảm của các thế hệ cựu sinh viên dành cho các thầy cô. Những thế hệ học sinh sinh viên sau khi ra trường tỏa đi khắp các vùng trời tổ quốc, nhưng vẫn luôn nhớ về các thầy cô, nhớ về mái trường PCI; nhất là trong những ngày kỷ niệm Hiến chương các nhà giáo. Đại diện của các thế hệ sinh viên tình nguyện từ những năm 2008, 2009 trở lại đây, đã trở về trường, mang theo tấm lòng biết ơn đối với các thầy cô, với mái trường PCI. Các em trở về trường với sự thành đạt là một niềm phấn khởi, tự hào và động viên của các thầy cô. Không những vậy, ca khúc “Mong ước kỷ niệm xưa” của nhạc sỹ Xuân Phương - sự hồi tưởng những ký ức ngày nào còn học tập dưới mái trường do tam ca nữ là các bạn cựu sinh viên mang đến đã thực sự chạm vào trái tim, vào cảm xúc của những người có mặt tại buổi lễ.!

 

“Thời gian trôi qua mau, chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thân yêu ơi vẫn còn nhớ mãi tiếng thầy cô” (Cựu sinh viên Thùy Mai –Thùy Linh – Thu Hà)

Mỗi năm chỉ có một dịp 20/11, và đó chính là khoảng thời gian quý báu để mỗi người thầy, người cô được vui buồn, tự hào về sự nghiệp của mình. Cảm xúc của ngày 20/11 sẽ là nguồn năng lượng quý giá thúc đẩy mỗi người chúng ta cống hiến quên mình vì nghề cao quý ấy.

  • Việt Vương

 

 

 

 


Tags:

Bài viết khác

© 2024 COIT. All rights reserved