Tài xỉu online (Việt Nam) Trang web chính thức

BỘ CÔNG THƯƠNG

Tài xỉu online

COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE

Thứ 5, 29/08/2024 | 21:26  

Mô hình đào tạo chất lượng cao KOSEN - PCI

Nhận thấy những điểm ưu việt của mô hình KOSEN, Vụ Phát triển nguồn nhân lực - Bộ Công Thương đã phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) triển khai đào tạo theo mô hình KOSEN tại trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên bắt đầu từ tháng 01 năm 2016 với 02 nhóm ngành Cơ khí và Điện.

Đối tượng tuyển sinh là:

+ Học sinh tốt nghiệp THCS (tốt nghiệp cấp 2) có thời gian đào tạo là 5 năm

+ Học sinh tốt nghiệp THPT (tốt nghiệp cấp 3) có thời gian đào tạo là 3 năm

 Sinh viên sau khi tốt nghiệp, ngoài việc được đảm bảo 100% có việc làm còn có cơ hội được học tập lên các bậc học cao hơn.

 

 clip_image002

                                   Hình ảnh: Sơ đồ đào tạo theo mô hình KOSEN Nhật Bản

 

 TÓM TẮT QUY ĐỊNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO

ĐỐI VỚI CÁC KHÓA HỌC THEO MÔ HÌNH KOSEN - PCI

  1. Tổ chức tuyển sinh
  2. Đối tượng tuyển sinh và thời gian đào tạo:

- Học sinh tốt nghiệp THPT: Thời gian đào tạo 3 năm

- Học sinh tốt nghiệp THCS: Thời gian đào tạo 5 năm, 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: 3 năm

+ Giai đoạn 2: 2 năm

+ Điều kiện để được chuyển giai đoạn: kết thúc giai đoạn 1, Sinh viên phải tham gia kỳ thi kết thúc giai đoạn 1 và đạt yêu cầu theo quy chế, đồng thời phải hoàn thành các môn học văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với người học trình độ Cao đẳng trở lên (quy định trong luật giáo dục nghề nghiệp).

  1. Yêu cầu xét tuyển:

            - Người học có nguyện vọng, có cam kết tham gia chương trình.

            - Hạnh kiểm năm cuối cấp:

                        + Học sinh tốt nghiệp THCS: Xếp loại Trung bình trở lên

                        + Học sinh tốt nghiệp THPT: Xếp loại Khá trở lên

  1. Chương trình đào tạo

            Chương trình đào tạo được thiết kế nhằm đảm bảo sau khi sinh viên tốt nghiệp, sẽ có tay nghề cao, có tư duy sáng tạo, kỹ năng tốt, được rèn luyện tác phong công nghiệp. Vì vậy, ngoài thời gian học chính khóa sinh viên sẽ được tổ chức tham gia các hoạt động ngoại khóa: khóa đào tạo kỹ năng mềm, các đợt tham quan  công ty (theo chủ đề), các lớp đào tạo chuyên sâu ngắn hạn theo chủ đề với tần xuất ít nhất 1 lần/tháng.

III. Tổ chức rèn luyện nhân cách người học

  1. Quy định về quản lý thời gian:

            - Đối với học sinh tốt nghiệp THCS:  Học bán trú các ngày trong tuần, thời gian từ 7h đến 17h.  Nhà trường tổ chức bếp ăn, phòng nghỉ trưa cho người học (có thu phí).

            - Đối với học sinh tốt nghiệp THPT: Nội trú các ngày trong tuần, chỉ được phép ra khỏi trường vào ngày thứ 7, Chủ nhật (trường hợp đặc biệt phải có sự đồng ý của giáo viên quản sinh).

  1. Quy định cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình:

- Thông tin về quá trình học tập – rèn luyện của từng học sinh, sinh viên  phải được cung cấp cho gia đình hàng tháng qua thư giấy và qua email. Thông tin phải được tổng hợp từ buổi họp giữa giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và các giáo viên bộ môn.

            - Những trường hợp đặc biệt phải được GVCN phản  ánh tức thời về cho gia đình.

  1. Rèn luyện các kỹ năng mềm:

- Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tư duy sáng tạo, ý thức tổ chức kỷ luật, khả năng nhận biết các quy định thông qua ký hiệu trong xưởng sản xuất,…

            - Trong chương trình đào tạo sẽ có môn học trang bị các kiến thức ban đầu để HSSV hình thành tư duy ban đầu.

            - Thực tế tại các cơ sở sản xuất: Hàng tháng, tổ chức cho HSSV tham quan, thực tế tại các nhà máy. Các hoạt động từ khi chuẩn bị, đến khi kết thúc phải có kế hoạch, có hướng dẫn, yêu cầu cụ thể. Kết thúc buổi thực tế, phải có hoạt động báo cáo, thảo luận theo chủ đề của các nhóm được phân công.

IV.Thông tin ngành đào tạo

`- Năm học 2016-2017 nhà trường áp dụng tổ chức đào tạo kỹ sư thực hành chất lượng cao theo mô hình Kosen Nhật Bản với 2 ngành : Điện công nghiệp và Cắt gọt kim loại.

  1. CHUẨN ĐẦU RA NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

1.1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

     Sau khi học xong chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Điện Công nghệ kỹ thuật điện – Điện tử chuyên ngành Điện công nghiệp hệ Cao đẳng của trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, sinh viên phải đạt được:

1.2. ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN

Hiểu được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân.

- Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.

- Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình            độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

 1.3. KIẾN THỨC CHUNG

            - Có hiểu biết về  kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

            - Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

            - Có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn TOEIC 350.

            - Có trình độ tin học đạt chuẩn IC3

             - Trình độ tiếng Nhật đạt chuẩn N4.

1.4. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN

- Nêu được tính chất, công dụng của các loại vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu bán dẫn và vật liệu từ;

- Đọc và phân tích được các bản vẽ về điện trong các công trình xây dựng dân dụng, và trong các máy công cụ.

 

- Mô tả được cấu tạo của các khí cụ điện, máy điện, linh kiện điện tử và các thiết bị điện thông dụng và các thiết bị điện đòi hỏi kỹ thuật bậc cao;

- Trình bày được nguyên lý hoạt động các khí cụ điện, máy điện, thiết bị điện thông dụng và các linh kiện điện tử dùng trong công nghiệp;

- Trình bày được các kiến thức về khí nén – điện khí nén trong hệ thống tự động hóa.

- Trình bày được các kiến thức về kỹ thuật điều khiển có tiếp điểm, kỹ thuật lập trình PLC, chuyên đề lập trình cở nhỏ, kỹ thuật vi xử lý.

 

- Trình bày được các kiến thức về điều khiển tự động, bộ biến tần, Inverter, cơ cấu truyền động Servo.

 

- Trình bày được các kiến thức về hệ thống cung cấp điện, hệ thống truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng, hệ thống chống sét.

- Tính toán được các tổn thất của mạng điện hạ áp và tính chọn được các thiết bị cho lưới điện xí nghiệp công nghiệp;

- Thiết kế được hệ thống chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng công nghiệp và hệ thống cung cấp điện phân xưởng;

1.5. KỸ NĂNG THỰC HÀNH

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo điện năng, bộ đồ nghề thợ điện.

 

- Sửa chữa, bảo dưỡng, quấn mới được các đồ điện gia dụng như: nồi cơm điện, bàn ủi điện, quạt điện…

 

- Sửa chữa, bảo dưỡng, quấn mới được các loại động cơ điện không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy biến áp công suất nhỏ.

 

- Triển khai, thi công và bảo trì các công trình chiếu sáng dân dụng và công nghiệp theo các bản vẽ thiết kế.

 

- Trình bày đúng và sửa chữa các hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều khiển tự động cơ bản.

 

- Kiểm tra đánh giá được chất lượng các loại khí cụ và thiết bị điện trước khi đưa vào sử dụng và vận hành.

 

- Phán đoán, phân tích được một số sai hỏng thường gặp, lập được quy trình sửa chữa và phục hồi các thiết bị điện thông dụng và các thiết bị điện đòi hỏi kỹ thuật cao.

- Lắp đặt các khí cụ điện, sửa chữa và bảo dưỡng được tủ điện điều khiển trong các máy công cụ và dây chuyền sản xuất đơn giản.

- Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha.

 

- Lập trình điều khiển  các bộ điều khiển lập trình PLC,  khí nén - điện khí nén.

 

- Lắp ráp và sửa chữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mạch điện trong một số máy công nghiệp thông dụng;

1.6. NĂNG LỰC SÁNG TẠO, KHẢ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

            - Khái quát được các chức năng cần thiết của hệ thống, dự toán tính phù hợp của công nghệ.

            - Đưa ra được giải pháp tính toán thiết kế, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

            - Xem xét được các dữ liệu, dự kiến được kế hoạch thực hiện.

            - Xây dựng được các giả thiết để đơn giản hóa các vần đề phức tạp.

            - Giải thích được mức độ quan trọng của vấn đề.

            - Đánh giá và đưa ra được các đề xuất tóm lược.

  1. CHUẨN ĐẦU RA NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI

2.1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

     Sau khi học xong chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí hệ Cao đẳng của trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên, sinh viên phải đạt được:

2.2. ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN

            -  Hiểu được cơ bản quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân.

            - Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công             nghiệp, tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp.

            - Thể hiện ý thức tích cực học tập rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

2.3. KIẾN THỨC CHUNG

            - Có hiểu biết về  kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

            - Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

            - Có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn TOEIC 350.

            - Có trình độ tin học đạt chuẩn IC3

             -  Trình độ tiếng Nhật đạt chuẩn N4.

2.4. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN

            - Phân tích đư­ợc bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp.

            - Hiểu được ký hiệu, trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt.

            - Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

            - Có hiểu biết về các phần mềm về vẽ thiết kế trên máy tính CADD, các phần mềm về thiết kế gia công CAD/CAM.

            - Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công.

Phân tích được quy trình công nghệ gia công cơ, hệ thống công nghệ.

            - Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề.

            - Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, khí nén, thủy lực trong máy công cụ đang sử dụng.

            - Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành.

            - Phân tích được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số thông dụng (tiện phay CNC).

2.5. KỸ NĂNG THỰC HÀNH

             -  Đọc hiểu và bóc tách được các chi tiết trong bản vẽ kỹ thuật, vẽ được bản vẽ chi tiết gia công, bản vẽ lắp.

             -  Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.

            -  Sử dụng thành thạo các trang thiết bị, dụng cụ cắt cầm tay.

            -  Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề.

           -  Chế tạo và mài đ­ược các dụng cụ cắt đơn giản.

           -  Thiết kế được quy trình công nghệ gia công cơ đạt yêu cầu kỹ thuật.

  • Vận hành, gia công được các chi tiết trên các máy tiện, phay, bào, mài.... vạn năng, máy tiện, phay CNC.
  • Thực hiện được các công việc lập trình gia công trên máy tiện CNC, phay CNC và sử dụng thành thạo 1 số phần mềm: Inventor, MasterCAM, Pro-E... trong thiết kế, gia công cơ khí.

2.6. NĂNG LỰC SÁNG TẠO, KHẢ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

            - Khái quát được các chức năng cần thiết của hệ thống, dự toán tính phù hợp của công nghệ.

            - Đưa ra được giải pháp thiết kế, chế tạo phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

            - Xem xét được các dữ liệu, dự kiến được kế hoạch thực hiện.

            - Xây dựng được các giả thiết để đơn giản hóa các vần đề phức tạp.

            - Giải thích được mức độ quan trọng của vấn đề.

            - Đánh giá và đưa ra được các đề xuất tóm lược.


Tags:

Bài viết khác

© 2024 COIT. All rights reserved