Tài xỉu online (Việt Nam) Trang web chính thức

BỘ CÔNG THƯƠNG

Tài xỉu online

COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE

Thứ 5, 29/08/2024 | 02:46  

Lịch sử phát triển ngành địa chất

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Địa chất Việt Nam

Lịch sử khai khoáng của Việt Nam có từ lâu đời. Những dụng cụ bằng đá từ thời đại Đồ đá cũ cách đây hàng vạn năm tìm thấy ở Núi Đọ (Thanh Hoá) đến các di vật của giai đoạn văn hoá Hoà Bình - thời đại Đồ đá giữa, giai đoạn văn hoá Bắc Sơn - thời đại Đồ đá mới; đặc biệt, các di vật bằng đồ gốm, đồ đồng thau, sắt v.v... thuộc thời đại kim khí Hùng Vương phát triển qua các giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và rực rỡ nhất là Đông Sơn đã minh chứng cho việc người Việt cổ biết sử dụng nguyên liệu khoáng từ xa xưa.

 

Năm 1858, từ khi xâm chiếm Việt Nam, người Pháp đã chú ý đến điều tra và khai thác tài nguyên khoáng sản. Sở Mỏ Nam Bộ được thành lập năm 1869. Sở Địa chất Đông Dương được thành lập năm 1898. Trụ sở Sở Địa chất Đông Dương được xây dựng tại Hà Nội, vào những năm đầu của thế kỷ IXX (hiện là Trụ sở Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Số 6, Phạm Ngũ Lão, Hà Nội). Để phục vụ cho nghiên cứu địa chất, năm 1914, Bảo tàng Địa chất Đông Dương được thành lập (tiền thân của Bảo tàng Địa chất ngày nay). Trong thời kỳ thuộc Pháp, trên 20 loại khoáng sản đã được khai thác, trong đó đáng chú ý có: than, sắt, vàng, cromit, chì-kẽm, bạc, thiếc, apatit, phosphorit, mangan, graphit, kaolin, mica, sét v.v...

Thực hiện Hiệp định Geneve (năm 1954), Sở Địa chất Đông Dương di dời từ Hà Nội vào Sài Gòn. Năm 1956, Tổng Nha Mỏ thuộc Bộ Kinh tế” (trụ sở tại 59 Gia Long, nay là đường Lý Tự Trọng, Quận 1, Thành phố" Hồ Chí Minh) được Chính phủ Ngụy quyền Sài Gòn thành lập; trong đó, có Sở Địa chất, tiếp thu hiện trạng của Sở Địa chất Đông Dương. Công tác Nghiên cứu địa chất và khoáng sản vẫn chủ yếu dựa vào các nhà địa chất Pháp và một số rất ít các nhà địa chất Việt Nam. Do chiến tranh, thời kỳ này công tác nghiên cứu, điều tra địa chất và thăm dò khoáng sản ở Miền Nam không phát triển. Việc khai thác khoáng sản hầu như ngưng trệ, chỉ còn việc khai thác vật liệu xây dựng, cát trắng.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa non trẻ được thành lập, ngành Địa chất đã được hình thành với nền móng là Nha Kỹ nghệ thuộc Bộ Quốc dân Kinh tế. Qua 70 năm hình thành và phát triển, ngành Địa chất Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều tên gọi và cơ cấu tổ chức khác nhau để trở thành Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam lớn mạnh như ngày nay.

Ngày 02/10/1945, Bộ Quốc dân kinh tế ban hành Nghị định về tổ chức các cơ quan trực thuộc, trong đó có Nha Kỹ nghệ. Nha Kỹ nghệ có trách nhiệm quản trị các mỏ, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lịch sử địa chất của nước Việt Nam, khai thác và lưu giữ các mẫu vật có liên quan đến địa chất học.

Ngày 26/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 220 đổi tên Bộ Kinh tế quốc dân thành Bộ Kinh tế. Ngày 14/5/1951, đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công thương. Nha Kỹ nghệ được đổi tên thành Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ là đơn vị trực thuộc Bộ Công thương.

Trong giai đoạn kháng chiến, Nha Kỹ nghệ đã tổ chức phục hồi một số mỏ để khai thác khoáng sản ở vùng tự do. Các sản phẩm khai thác phục vụ nhu cầu kháng chiến và dân sinh. Đến đầu những năm 1950, sản lượng khai thác góp phần đáng kể, phục vụ cho kháng chiến giành độc lập của nhân dân ta.

Tháng 9/1955, Chính phủ đã quyết định tách Bộ Công thương thành Bộ Công nghiệp và Bộ Thương nghiệp. Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ đổi thành Sở Địa chất trực thuộc Bộ Công nghiệp. Sở Địa chất có nhiệm vụ tìm kiếm, đánh giá và thăm dò các mỏ khoáng sản; theo dõi việc khai thác ở các mỏ theo những nguyên tắc bảo vệ tài nguyên; cung cấp tài liệu địa chất và khoáng sản cho các cơ quan nhà nước.

Tháng 7/1959, Bộ Công nghiệp quyết định đổi tên Sở Địa chất thành Cục Địa chất. Cục Địa chất có nhiệm vụ: Lập bản đồ địa chất; phát hiện, đánh giá và thăm dò khoáng sản.

Tháng 7/1960, Chủ tịch nước ra sắc lệnh thành lập Tổng cục Địa chất trên cơ sở Cục Địa chất, trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Tổng cục Địa chất có trách nhiệm: quản lý công tác địa chất, điều tra kịp thời và chính xác các nguồn tài nguyên khoáng sản, đề xuất các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Năm 1975, Tổng cục Địa chất trực thuộc Chính phủ. Chức năng nhiệm vụ giữ nguyên như giai đoạn trước.

Năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định thành lập Tổng cục Mỏ và Địa chất, trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục: quản lý nhà nước ngành Mỏ và Địa chất trong phạm vi cả nước, nhằm khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và củng cố quốc phòng.

Tháng 4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định giải thể Tổng cục Mỏ và Địa chất để thành lập mới 04 đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng, gồm: Cục Địa chất Việt Nam (có nhiệm vụ nghiên cứu và điều tra cơ bản về địa chất và tài nguyên khoáng sản theo kế hoạch Nhà nước); Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước (có nhiệm vụ quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản, thanh tra nhà nước về tài nguyên khoáng sản, giải quyết tranh chấp về quyền khai thác tài nguyên khoáng sản); Tổng công ty Khoáng sản quý hiếm Việt Nam và Tổng công ty Phát triển khoáng sản là những doanh nghiệp khai thác khoáng sản.

Tháng 12/1996, để thực thi Luật khoáng sản năm 1996, Chính phủ đã ra Nghị định thành lập Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp, trên cơ sở hợp nhất Cục Địa chất Việt Nam và Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có chức năng: quản lý điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản.

Tháng 11/2002, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam được chuyển từ Bộ Công nghiệp sang trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 Tháng 5/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường, trên cơ sở Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản có chức năng: tham mưu và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản; tổ chức thực hiện quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

Tháng 02/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; theo đó, chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục và bộ máy giúp việc Tổng Cục trưởng cơ bản không thay đổi.

Sau 70 năm hình thành và phát triển, dù với tên gọi và cơ cấu tổ chức nào, ngành Địa chất nói chung và Tổng cục Địa chất và Khoáng sản nói riêng vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.

 Nguồn: monre.gov.vn

 

 


Tags:

Bài viết khác

© 2024 COIT. All rights reserved