Tài xỉu online (Việt Nam) Trang web chính thức

BỘ CÔNG THƯƠNG

Tài xỉu online

COLLEGE OF INDUSTRY AND TRADE

Thứ 3, 26/03/2024 | 09:08  

Phòng Tổ chức - Hành chính

I. Chức năng - Nhiệm vụ 

      Tham mưu, tổng hợp và đề xuất ý kiến giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý về công tác tổ chức, cán bộ, hành chính tổng hợp, thi đua, bảo vệ nội bộ, chế độ chính sách đối với công chức, viên chức.

      Tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra và đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường, theo các quy định của Bộ LĐTB&XH; Tham mưu về kiểm định - đảm bảo chất lượng; thanh tra chấp hành quy chế học tập, rèn luyện.

      Tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện công tác Dân quân tự vệ.

      Và triển khai thực hiện các hoạt động sau:

  • Công tác hành chính, thi đua:
  1. Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch và quản lý công tác hành chính, văn phòng;
  2. Tổ chức, quản lý công tác văn thư, lưu trữ và bảo mật công văn giấy tờ theo quy định;
  3. Là đầu mối trong công tác quản lý lề nếp lao động, văn hóa công sở;
  4. Tổ chức quản lý, lưu trữ các loại tư liệu của trường sau khi đã sử dụng xong ở cấp đơn vị hoặc cấp trường (kể cả các loại tài liệu thuộc về dự án theo giai đoạn, các văn bản đấu thầu, ... dưới dạng kho lưu trữ );
  5. Tiếp nhận và phát hành các loại công văn đi và đến, các văn bản nội bộ, các bưu phẩm, thư cho cán bộ, viên chức và học sinh, sinh viên;
  6. Dự thảo, đánh máy, nhân bản các văn bản, chỉ thị, thông báo, quyết định, kế hoạch chung của Hiệu trưởng;
  7. Cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường và giải quyết các loại giấy tờ khác được Hiệu trưởng ủy nhiệm;
  8. Làm giấy chứng nhận, thẻ cán bộ, viên chức;
  9. Phụ trách công tác lễ tân, đưa đón, tiếp khách đến làm việc với nhà trường;
  10. Quản lý, điều động và sử dụng các loại ô tô theo quy định của nhà trường;
  11. Tham gia giải quyết các công việc đối nội và đối ngoại của nhà trường;
  12. Chăm lo điều kiện làm việc và phục vụ các đồng chí lãnh đạo nhà trường;
  13. Phục vụ các hội nghị, hội thảo, lễ hội cấp trường;
  14. Xây dựng lịch công tác tuần, tháng, quý, năm; giám sát kết quả thực hiện của các đơn vị.
  15. Chủ trì công tác xây dựng các Báo cáo thống kê, sơ kết, tổng kết thi đua của trường;
  16. Quản lý phòng họp;
  17. Thực hiện các công việc phục vụ thuộc lĩnh vực văn phòng;
  18. Chủ trì công tác thi đua, khen thưởng. Xây dựng và triển khai chiến lược thi đua – khen thưởng trong nhà trường;
  19. Phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán (TCKT) đề xuất chi tăng thu nhập và các khoản chi khác đối với cán bộ, viên chức.
  • Công tác Tổ chức nhân sự:
  1. Soạn thảo và trình Ban Giám hiệu phê chuẩn các loại văn bản liên quan đến việc tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động của công chức, viên chức như: Biên chế bộ máy, thành lập các đơn vị, thành lập các hội đồng, tiếp nhận, thuyên chuyển, tăng lương, chi hệ số, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo bồi dưỡng, nội quy, quy chế nội bộ, điều động công chức, viên chức đi công tác, đi hướng dẫn thực tập, đi sản xuất kết hợp.
  2. Triển khai thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
  3. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ công chức, viên chức của trường;
  4. Quản lý hồ sơ, nhân sự đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường;
  5. Quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên;
  6. Nghiên cứu, phổ biến chế độ chính sách cho công chức, viên chức;
  7. Quản lý công tác tổ chức, cán bộ, chuẩn bị và đề bạt cán bộ, phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ kế cận;
  8. Dự thảo trình Hiệu trưởng hợp đồng lao động, các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường;
  9. Phối hợp với phòng Tài chính-Kế toán thực hiện việc quản lý lao động, tiền lương và công tác bảo hiểm xã hội cho công chức, viên chức (phòng TC-HC chịu trách nhiệm làm thủ tục giấy tờ liên quan, phòng TC-KT thực hiện việc đóng tiền, chi trả ngân sách. Hai bên cùng phối hợp đối chiếu quyết toán theo quy định của cơ quan bảo hiểm);
  10. Tổng hợp, đề xuất việc tuyển dụng viên chức; công tác khen thưởng và kỷ luật;
  11. Phối hợp với bộ phận có chức năng thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến công chức, viên chức trong trường;
  12. Làm đầu mối nghiệm thu khối lượng lao động, xác định ngày công lao động, công ốm, công phép cho công chức, viên chức;
  13. Quản lý và triển khai các công việc về quân nhân dự bị, nghĩa vụ quân sự của viên chức trong trường;
  14. Chủ trì xét duyệt và nghiệm thu các khối lượng hoạt động chuyên môn và nhiệm vụ khác của giảng viên (các phòng, khoa phối hợp);
  15. Phối hợp với các đơn vị trong trường giải quyết các công việc có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công;
  • Công tác thông tin - tuyên truyền:
  1. Chỉ đạo, giám sát công tác thông tin tuyên truyền trong trường. Chuẩn bị nội dung, bố cục, thiết kế các văn bản tuyên truyền để chuyển cho phòng Quản trị - Thiết bị in ấn, lắp đặt;
  2. Chủ trì xây dựng kỷ yếu, tài liệu giới thiệu về nhà trường;
  3. Quản trị và nâng cao chất lượng hoạt động của Website; cập nhật các thông tin chung về nhà trường lên Website;
  4. Theo dõi lịch tuần và viết bài đưa tin về các hoạt động của trường lên Website;
  5. Bảo quản, khai thác và thường xuyên cập nhật cho phòng Truyền thống, phòng lịch sử của trường.
  6. Quản lý âm ly, loa đài để tổ chức các sự kiện trong trường.
  • Công tác Khảo thí, Kiểm định – Đảm bảo chất lượng
  1. Xây dựng kế hoạch về công tác khảo thí trong toàn trường theo năm học;
  2. Đề xuất với Hiệu trưởng các biện pháp để thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về công tác thi và kiểm tra;
  3. Xây dựng kế hoạch chiến lược đổi mới công tác thi và kiểm tra góp phần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
  4. Phối hợp với các khoa trong việc in ấn và phát hành đề thi học kỳ, kết thúc môn học, mô đun, tốt nghiệp;
  5. Quản lý ngân hàng đề thi, chỉ đạo cập nhật ngân hàng đề thi, đáp án;
  6. Cung cấp đề thi cho các khoa;
  7. Tham mưu đề xuất với Hiệu trưởng ban hành các quy định cụ thể về công tác thi và kiểm tra.
  8. Xây dựng kế hoạch hàng năm về đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường;
  9. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá Cở sở giáo dục và lập báo cáo tự đánh giá của toàn trường hàng năm;
  10. Chủ trì lấy ý kiến các bên liên quan về công tác đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  11. Thường xuyên cập nhật các quy định mới về tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để triển khai các hoạt động duy trì và nâng cao kết quả kiểm định chất lượng của Nhà trường;
  12. Phối hợp các khoa thực hiện khảo sát sự phù hợp giữa mục tiêu, nội dung chương trình với “chuẩn đầu ra” để đánh giá khách quan mức độ đảm bảo chất lượng đào tạo của các khoa từ đó cải tiến chương trình đào tạo cho phù hợp;
  13. Tổ chức các khóa tập huấn về đảm bảo chất lượng trong giáo dục cho các đối tượng trong trường;
  14. Lưu trữ dữ liệu, thông tin, tài liệu minh chứng về kiểm định chất lượng giáo dục và về công tác tự đánh giá.
  • Công tác thanh tra đào tạo

Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục và đào tạo.

  1. Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất các mặt hoạt động trong nhà trường theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng. Trình Hiệu trưởng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và tổ chức, phối hợp thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt. Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra, kiểm tra và báo cáo cho Hiệu trưởng.
  2. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ và việc thực hiện các quy định về giáo trình bài giảng ở mọi loại hình đào tạo trong phạm vi toàn trường.
  3. Thống kê báo cáo định kỳ về chất lượng đào tạo. Quản lý, dự báo và xử lý thông tin về đào tạo và chất lượng đào tạo;
  4. Thanh tra việc thực hiện các quy định của nhà trường về mua sắm vật tư và các trang thiết bị đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường;
  5. Thực hiện nhiệm vụ tiếp cán bộ, viên chức, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của trường theo quy định của pháp luật ;
  6. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật;
  7. Kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi hành các quy định của nhà trường, các văn bản pháp quy của Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đề nghị sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật và của Nhà trường về giáo dục đào tạo nhằm khắc phục những hạn chế, không còn phù hợp với thực tế.

 II. Cơ cấu tổ chức

TC

Thạc sỹ Hoàng Trung Việt

Trưởng phòng

Thạc sỹ Trần Thị Thu Hằng

Phó trưởng phòng


Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Thủy

Chuyên viên


Thạc sỹ Nguyễn Lệ Thu

Chuyên viên

 Nguyễn Văn Tình

Lái xe

 


Tags:

Bài viết khác

© 2024 COIT. All rights reserved